Công nghệ dường như đang thay thế dần con người trong nhiều lĩnh vực. Tuy vậy tất nhiên sẽ có những việc mà không nghệ không thể thay thế được. Những công việc cần các kỹ năng độc đáo mà trí tuệ, khả năng phán đoán và tài lãnh đạo của con người mới giải quyết được.
Yếu tố con người dường như luôn bị ràng buộc trong quá trình kiểm toán, do vậy sẽ có một số kỹ năng mà kiểm toán viên cần phải thành thạo, hoặc hoàn thiện, là những kỹ năng nhất định sẽ đảm bảo cho thành công của họ: đây là những kỹ năng cơ bản để nâng cao chất lượng kiểm toán và cần được sử dụng linh hoạt.
Tham khảo đây là những kỹ năng nào với APT nhé 🥰
1. Kỹ năng giao tiếp.
Kiểm toán viên cần có kỹ năng giao tiếp cực kỳ tốt. Báo cáo chuyên sâu của KPMG/Forbes (Báo cáo Audit 2025) đã khảo sát 200 người trả lời, bao gồm chủ tịch ủy ban kiểm toán, CFOs và kiểm soát viên. Nhìn chung, họ đặt kỹ năng này lên kỹ năng hàng đầu mà họ tìm kiếm ở một kiểm toán viên. Trên thực tế, nó là kỹ năng mà khách hàng đánh giá cao nhất: khả năng đưa ra quan điểm rõ ràng về các vấn đề.
Vậy hiểu thế nào là kỹ năng giao tiếp tốt? Đối với một kiểm toán viên thành công, nó có nghĩa là truyền đạt rõ ràng suy nghĩ, ý tưởng và đề xuất trong các cuộc họp, thuyết trình, phỏng vấn, và đàm phán với khách hàng và giám đốc điều hành.
2. Trí tuệ cảm xúc.
Cụm từ này các bạn nghe có quen không? Trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) có thể hiểu là cách bạn nhận diện và kiểm soát cảm xúc của mình, cũng như của người đối diện.
Chỉ vì kiểm toán viên biết rõ công việc của họ, không có nghĩa là các khách hàng cũng hiểu như họ. Cho dù có thất vọng về việc lưu giữ chứng từ tài chính lộn xộn, hay lo lắng khi phát hiện ra báo cáo tài chính có khả năng bị xào nấu, thì kiểm toán viên cũng phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, cái nhìn công tâm, và làm việc kiểm toán một cách chính xác, đủ quy trình.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 năm 2018 bởi Tạp chí Kiểm toán Quốc tế, và được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trường kinh doanh từ Đại học Longwood và Đại học Commonwealth Virginia, kết luận rằng bạn sở hữu trí tuệ cảm xúc tốt, sẽ cải thiện được chất lượng kiểm toán.
3. Tư duy phê phán (critical thinking) và sự nhạy bén trong kinh doanh.
Điều này tương đương với việc phân tích và đánh giá khách quan thông tin và sự kiện có trong một cuộc kiểm toán.
Giáo sư Jeffry Haber, Trưởng khoa Kế toán của Iona College cho biết: “Tôi rất ấn tượng với cách kiểm toán viên đặt câu hỏi đúng vấn đề, và đưa ra những gợi ý cho thấy họ hiểu khách hàng và tổ chức của họ đang hoạt động như thế nào.”
Để có khả năng đặt câu hỏi đúng, một kiểm toán viên thành công cũng cần có sự nhạy bén trong kinh doanh, để có thể kết nối các vấn đề lại với nhau, mang lại bài học từ kinh nghiệm của chính mình giúp khách hàng của họ.
4. Trực giác nghề nghiệp (Professional Skepticism).
Trong tài liệu năm 2018 (Nâng cao chất lượng và tính minh bạch của kiểm toán), KPMG đã phân định rõ vai trò của Trực giác nghề nghiệp trong việc thiết kế và thực hiện cam kết kiểm toán: “Khung đánh giá của KPMG chỉ rõ cách để nhận thấy và khắc phục sự thiên vị trong việc phán đoán và áp dụng trực giác nghề nghiệp một cách phù hợp.”
Trên tất cả, trực giác nghề nghiệp đòi hỏi nỗ lực của bản thân kiểm toán viên phải tránh việc, làm việc cho xong, và cần kiểm tra lại tất cả những gì có vẻ không ổn. Ví dụ như, rất dễ dàng chấp nhận những chứng từ mà khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, một kiểm toán viên có trực giác tốt sẽ tự hỏi, liệu tất cả những chứng từ này có đúng và thật hay không?”, và cẩn thận rà soát chuỗi bằng chứng kiểm toán để đảm bảo chứng thực. Giáo sư Jeffrey Cohen nói: “Để thực hiện một cuộc kiểm toán chất lượng cao, kiểm toán viên phải thể hiện được trực giác nghề nghiệp của mình. Họ phải có khả năng đặt câu hỏi cho khách hàng một cách khách quan và mang tính xây dựng.”
5. Kỹ năng tương tác (Interpersonal Skill):
Hiểu là nhóm những kỹ năng sử dụng thường ngày, khi bản thân giao tiếp/tương tác với người khác, hay nhóm người khác.
Tất cả các kỹ năng cần có của kiểm toán viên về sự nhạy bén, sự tuân thủ quy tắc, và việc phải chuẩn xác tới từng con số, thì cốt lõi của mọi thứ, đều liên quan đến yếu tố con người: đó là việc phải đối phó với khách hàng trong tất cả các thể loại tình huống. Đối với một kiểm toán viên, muốn thành công thì kỹ năng tương tác với người khác là phải tốt. Ví dụ: khả năng đồng cảm với người khác, giúp kiểm toán viên hiểu rõ hơn về tình cảnh của khách hàng khi làm việc.
Một kỹ năng khác nằm trong nhóm kỹ năng này là khả năng lắng nghe. Một số chuyên gia dịch vụ tài chính gọi đây là quy tắc 80/20: 80% nghe và chỉ nên nói 20%. Chủ động lắng nghe để thấu hiểu cũng chứng tỏ được khả năng của bạn trong nhóm kiểm toán viên trong công ty. Trên thực tế, từ kiểm toán viên (auditor) có nguồn gốc tiếng Latin, có nghĩa là lắng nghe (listener and hearer).
Học Viện APT lược dịch theo Forbes.
Các lớp học sắp khai giảng tại APT:
👉 Khoá học Kiểm toán Thực hành: [CLick xem chi tiết]
👉 Khoá học Kiểm toán Nội bộ: [Click xem chi tiết ]
👉 Khoá học ICAEW ACA/CFAB: [CLick xem chi tiết]
👉 Các khoá học khác về Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Tiếng Anh chuyên ngành, Excel, Chứng chỉ quốc tế: www.apt.edu.vn
Học viên Nghiên cứu và Đào tạo APT
Địa chỉ: Số 9 Trương Quyền, Phường 6, Quận 3, TP HCM
Hotline: 0965 855 969.
Website: apt.edu.vn Email: info@apt.edu.vn Fanpage: facebook.com/apt.edu.vn
#HọcviệnAPT #InhouseTraining