Doanh nghiệp cần ngân sách để hoạt động và đa phần mọi người nghĩ tới “Ngân sách” như khoản tài chính để chi trả những khoản thường xuyên như lương nhân viên, nguyên vật liệu, điện, nước, văn phòng phẩm, quảng cáo… Với nhiều doanh nghiệp nhỏ, “kế hoạch ngân sách” có thể rất đơn giản là cộng các khoản chi thường xuyên đó của các chu kỳ trước và chuẩn bị một khoảng tương đương cho những kỳ tiếp theo. Họ tập trung vào kiếm thêm khách hàng và đơn hàng mới. Kế hoạch Ngân sách đơn giản này có thể tạm thời ổn với những doanh nghiệp ổn định, lượng khách hàng và đơn hàng ít có biến động và tốc độ tăng trưởng chậm.
Nhưng phần lớn chúng ta đều muốn doanh nghiệp phát triển nhanh, mạnh với số lượng khách hàng, đơn hàng hay dịch vụ liên tục tăng lên. Một kế hoạch Ngân sách đơn giản sẽ không phù hợp với nhu cầu tăng trưởng như vậy hoặc khi môi trường kinh doanh có nhiều biến động như trong và sau đại dịch Covid-19. Khi ngân sách bị thu hẹp do khó khăn tiếp nhận nguồn vốn mới và môi trường kinh doanh không thuận lợi, một kế hoạch Ngân sách chính xác càng trở nên quan trọng để tránh lãng phí nguồn lực; tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất của từng doanh nghiệp.
1️⃣ Bước 1: XÁC ĐỊNH “THỰC TRẠNG” DOANH NGHIỆP VÀ “MỤC TIÊU” TRONG TƯƠNG LAI
▪️ Tính toán những chỉ số tài chính như vốn lưu động (Working Capital), thanh toán nhanh (Quick Ratio), hàng tồn kho (Inventory ratio), lợi nhuận gộp (Gross margin)… và so sánh với những chu kỳ trước để xem xét hiện trạng thực tế.
▪️ Xác định mục tiêu chính và thời hạn khả thi để thực hiện: VD: duy trì doanh thu trong tình hình giá bán giảm 15%; giữ lợi nhuận (hoặc lỗ cho phép XXX) vừa đủ để sống sót qua khủng hoảng; giảm chi phí XX% (nhân viên, tăng hiệu suất, đóng cửa bớt dây chuyền…).
2️⃣ Bước 2: SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP NGÂN SÁCH CHO CÁC BỘ PHẬN
▪️ Incremental Budgeting
▪️ Zero-Based
▪️ Rolling (Continuous)
▪️ Activity-Based
▪️ Perfomance-Based
Các phương pháp này được sử dụng cho từng phòng ban và hướng tới “Mục tiêu” chung đã đề ra.
3️⃣ Bước 3: TỔNG HỢP NGÂN SÁCH TỪ CÁC BỘ PHẬN
Những kế hoạch Ngân sách của từng bộ phận sẽ được tổng hợp lại để đưa ra cái nhìn khả thi theo con mắt của từng bộ phận và so sánh với Mục tiêu chung của doanh nghiệp.
4️⃣ Bước 4: ĐIỀU CHỈNH, XÉT DUYỆT NGÂN SÁCH
Dựa trên “Mục tiêu” đã đề ra và “thực trạng” của doanh nghiệp, ngân sách sẽ được điều chỉnh theo hướng khả thi nhất. Những khoản ngân sách ít có khả năng đóng góp cho Mục tiêu sẽ bị cắt giảm để tối ưu hóa nguồn lực.
5️⃣ Bước 5: PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH VÀ PHÂN BỔ
Ngân sách sau khi đã được lên Kế hoạch sẽ được mô tả và phân bổ thành những bản kế hoạch nhỏ hơn cho từng phòng ban để thực thi.
6️⃣ Bước 6: THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KẾ HOẠCH
Giám đốc và các trưởng phòng sẽ liên tục thu thập thông tin về tình hình sử dụng ngân sách và hiệu quả để tiếp tục đánh giá Kế hoạch Ngân sách. Đề ra những điều chỉnh phù hợp khi nguồn lực phân bổ không đem lại hiệu quả tương xứng tới Mục tiêu như dự đoán.
Để hiểu thêm về Cách lập Kế hoạch Ngân sách hiệu quả, hãy tham gia khóa học LẬP KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH cùng với giảng viên: Ông Lê Anh Thủy (FCCA, CPA VN) Giám đốc Tài chính Công ty Spartronics Việt Nam
————————————————————————–
HỌC VIỆN APT – THỰC HỌC THỰC HÀNH
CHUYÊN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, TÀI CHÍNH
🏢 Địa chỉ: 9 Trương Quyền, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP HCM.
☎️H.O.T.L.I.N.E: 0965 855 969
👩💼CÁC KHÓA HỌC TIÊU BIỂU:
🔹 Kiểm toán nội bộ
🔹 Kiểm toán thực hành
🔹 Kế toán quản trị
🔹 Lập ngân sách
🔹 Quản trị chi phí hiệu quả
🔹 Đọc, hiểu, Phân tích BCTC & Phát hiện Gian lận Kế toán
🔹 Thuế & Cách áp dụng thuế trong Doanh nghiệp
🔹 Tiếng Anh cho Kế toán, Kiểm toán
🔹 Excel cho Kế, Kiểm.
🔹 Các khóa đào tạo tại Doanh nghiệp…
#kiemtoan #ketoan #kiemtoanthuchanh #kiemtoannoibo #taichinh #tuvan #dautu #BCTC #Thue #chungkhoan #quantri #excel #tienganh #chuyendoiso #ketnoi #ngansach #lapngansach