Sau khi vượt qua vòng xét hồ sơ, thông thường các ứng viên sẽ phải vượt qua các vòng sau đây:
1. KPMG: Gồm 2 vòng:
– Vòng 1: Viết Essay bằng tiếng Anh. (Ví dụ: theo bạn professional là gì? kể về 1 môn học bạn yêu thích? kể về thần tượng của bạn? 3 đức tính của 1 nhân viên tốt?)
– Vòng 2: Interview
2. PwC: Gồm 3 vòng:
– Vòng 1: Reading + Writing essay + IQ test reading + Writing essay+ IQ test.
– Vòng 2: Group discussion
7 người được chọn ngẫu nhiên vào 1 group & thảo luận về 1 đề tài, ngôn ngữ tuỳ ý, sau 30 phút sẽ báo cáo kết quả thảo luận bằng tiếng Anh (Mỗi người sẽ có 2 đến 3 phút thuyết trình về phần của mình). Dưới đây là đề thi mẫu:
1 – Cho số liệu của 1 ngân hàng,thị phần, đối thủ cạnh tranh… trong bối cảnh có hàng loạt ngân hàng ra đời hiện nay, bạn hãy đề ra giải pháp để nâng cao doanh thu và mở rộng thị trường cho Ngân hàng
2 – Hãy đề ra biện pháp để thâm nhập thị trường cho 1 dòng xe cao cấp vào 1 quốc gia đang phát triển ở châu phi
3 – Công ty X năm vừa rồi sụt giảm doanh thu nghiêm trọng-đề ra biện pháp để cải thiện?
– Vòng 3: Interview
3. Deloitte và E&Y: Gồm 3 vòng.
Vòng 1: Thi trắc nghiệm kiến thức chuyên ngành và viết Essay
Vòng 2: Interview bằng tiếng Việt.
Vòng 3: Interview bằng tiếng Anh.
Tiếng Anh tốt là một lợi thế!
Hầu hết công việc trong Big4 được xử lý bằng tiếng Anh do đó khả năng về tiếng Anh của các bạn phải thực sự khá. Ở khía cạnh này nhà tuyền dụng sẽ đánh giá các bạn qua khả năng sử dụng ngôn ngữ hơn là việc phải nói tiếng Anh như gió hay viết chuẩn ngữ pháp 100%. Nhiều bạn không phải quá giỏi về tiếng Anh học thuật nhưng lại tự tin sử dụng nó như một công cụ giao tiếp, những bạn đó sẽ được đánh giá tốt.
Viết CV ấn tượng:
Muốn vượt qua vòng nộp hồ sơ thì bạn cần có một bộ hồ sơ ấn tượng. Điểm số cao là một ưu điểm thuận lợi nhưng điều này không có nghĩa là những bạn tổng kết chưa đến 8.0 là không có cơ hội. Nếu điểm số không cao thì bạn phải chăm chút những điểm mạnh khác của bạn như kinh nghiệm làm việc thực tế, bằng cấp chứng chỉ khác kèm theo. (Ví dụ: ICAEW CFAB, ACCA…)
Một số đức tính mà nhà tuyển dụng sẽ để ý đến hồ sơ của bạn: Khả năng làm việc nhóm tốt, khả năng làm việc chăm chỉ dưới cường độ cao, suy nghĩ tích cực hướng đến đóng góp một tập thể mạnh.
Trau dồi kiến thức chuyên ngành:
Tại các công ty như E&Y hay Deloitte họ có bài test nghiệp vụ, đề thi không quá khó nhưng rộng, trải dài trên tất cả các mảng của kế toán kiểm toán bao gồm cả thuế, vi mô, vĩ mô nên đòi hỏi thí sinh tham dự phải có một lượng kiến thức vững vàng.
Trong phần thi Group interview:
Đây là phần thi kiểm tra khả năng làm việc nhóm tốt. Khi làm việc trong môi trường Big4 bạn phải có khả năng hòa đồng và đóng góp vào thành công chung của một nhóm làm việc. Những người có xu hướng thích trở thành “ngôi sao” sẽ gặp khó khăn trong con mắt nhà tuyển dụng. Điều quan trọng họ nhìn thấy ở bạn là thái độ của bạn chứ không phải là kết quả của buổi interview nhóm đó. Đừng thể hiện sự tự tin thái quá hoặc quá rụt rè, hãy suy nghĩ và đưa ra chính kiến mà mình cho rằng là đúng. Trong trường hợp người bạn đồng hành đưa ra được quan điểm tốt hơn thì đừng ngần ngại đồng ý với quan điểm đó, hãy thể hiện tinh thần đồng đội, ham học hỏi và tinh thần đoàn kết của mình, bạn sẽ được đánh giá cao.
Khó nhất là vòng final interview:
Một tip nhỏ cho các bạn: hãy hướng buổi interview thành một cuộc trao đổi giữa bạn và người phỏng vấn. Muốn làm được điều này, bạn cần biết ưu điểm của mình là gì? Và ưu điểm ấy sẽ giúp bạn cống hiến được gì cho công ty? 1 điều quan trọng, bạn nên tìm hiểu trước về công ty Big4 đó, vì mỗi công ty có văn hóa doanh nghiệp khác nhau, việc tìm hiểu trước các thông tin về công ty đó sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao mong muốn được làm việc và cống hiến cho công ty của bạn (Ví dụ về mảng kiểm toán các công ty sản xuất phục vụ thì PwC nổi bật hơn cả, về mảng kiểm toán ngân hàng E&Y đang chiếm ưu thế…).
Các cuộc phỏng vấn tại Big4 có hỏi đến kiến thức chuyên ngành (ở KPMG và PwC trong phần này họ quan tâm nhiều đến phản ứng của bạn trước một vấn đề tài chính xảy ra), tuy họ không đòi hỏi bạn trả lời như một kế toán viên có kinh nghiệm nhưng cái quan trọng hơn là họ nhìn thấy tiềm năng, sự tự tin của bạn.
Khi đi phỏng vấn, đức tính quan trọng mà các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao là trung thực. Trong trường hợp họ cho bạn một câu hỏi về một chuẩn mực kế toán quốc tế mà bạn không biết, đừng cố gắng trả lời vòng vo mà hãy trả lời trung thực là bạn không biết. Đôi khi, nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi mà họ biết thừa là bạn sẽ không biết, họ chỉ đang kiểm tra độ trung thực và việc bạn có dám nhận trách nhiệm không mà thôi. Một điểm quan trọng nữa là tư duy mạch lạc. Điều này thể hiện ở các câu trả lời của bạn rõ ràng, có mấy ý, ngắn gọn và không lạc đề.
Những điều nên tránh trong quá trình phỏng vấn: quá cứng đầu và thể hiện cái tôi quá nhiều. Bạn nên phân biệt “argument” và “discussion”. Nhà tuyển dụng sẽ thích những ứng viên dám đưa ra chính kiến và bảo vệ chính kiến đó nhưng họ hoàn toàn không thích những ứng viên với cái đầu quá nóng và nói quá nhiều.
Là một sinh viên có mong muốn được làm việc trong các công ty Big4, bạn nên chuẩn bị ngay từ giờ những kiến thức ký năng cần thiết để có thể vượt qua được các vòng thi tại Big4. Hãy không ngừng trau dồi kiến thức chuyên ngành, nâng cao khả năng tiếng Anh và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa để trở nên năng động và tự tin. Cánh cổng vào Big4 luôn luôn rộng mở cho những bạn trẻ nhiệt huyết và có ý chí cầu tiến. Chúc các bạn thành công!
Link: https://apt.edu.vn/events/chuoi-hoi-thao-hanh-trang-chinh-phuc-big4/
Học viện Nghiên cứu và Đào tạo APT
Địa chỉ: Số 9 Trương Quyền, Phường 6, Quận 3, TP HCM.
Điện thoại: (028) 2253 3578
Hotline: 0965 855 969
Website: www.apt.edu.vn.