Trong khi các công ty lớn như Alphabet (Công ty mẹ của Google) đến Crate&Barrel (Chuyên sản xuất Nội thất) đã rục rịch rời bỏ Trung Quốc và đang có kế hoạch chuyển hướng đầu tư tại các nước khác thuộc vùng Nam Á, thì môi trường thực tế tại Việt Nam tỏ ra không đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư. Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp phàn nàn về tình trạng ách tắc cảng/giao thông, giá bất động sản và lực lượng lao động, và chính các quy định pháp lý tại Việt Nam không được nới lỏng đúng mực.
Cơ hội đến nhưng với tình trạng hiện naym Vietj Nam khó có thể nắm bắt được
1 – Ách tắc cảng biển/Giao thông
Cơ sở hạ tầng là một thách thức lớn với Việt Nam, nhất là phần cảng biển. Hiện tại Việt Nam có 2 cảng lớn nhất là cảng Hồ Chí Minh và cảng Cái Mép xếp hạng 25 và 50 toàn thế giới, trong khi Trung Quốc có tận 6 cảng nằm trong top 10 các cảng lớn nhất thế giới. Vì vậy các chuyên gia nhận định, Việt Nam chắc chắn sẽ không thể thay thế được nhu cầu xuất nhập cảng của các công ty nếu muốn đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam.
Ông Tsai Wen Jui (Chủ tịch DDK Group – công ty chuyên sản xuất yên xe đạp) trong lần thăm Bình Dương nói: “Thậm chí chỉ 5% các công ty tại Trung Quốc chuyển đến Việt Nam, cơ sở vật chất cũng sẽ bị quá tải.”
Nếu mở rộng cảng biển, Việt Nam cần ít nhất 800 – 1000 tỷ đồng cho việc này. Đây là một con số lớn, nhất là trong khi “ngân sách nhà nước như một dòng sông đã cạn”. Chưa kể đến thời gian cần cho việc này.
2 – Giá Bất động sản tăng mạnh.
Giá bất động sản tăng mạnh ở nhiều vùng tại Việt Nam, trong đó kể đến giá đất và giá nhà ở tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, giá đất xung quanh các khu công nghiệp mới nổi.
3 – Quy định pháp lý, Tham nhũng quan liêu.
Việt Nam chỉ đạt điểm 33 trong thang điểm 100 của chỉ số tham nhũng hàng năm, năm 2018, của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Điểm này không thay đổi nhiều so với năm 2015 (31), cho thấy sự chậm chạp của chính phủ Việt Nam trong việc chống nạn tham nhũng và quan liêu.
4 – Lực lượng lao động.
Số liệu từ Phòng Dân số của Liên Hợp Quốc cho thấy tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tại Việt Nam là từ 15 đến 64 tuổi, được coi là lớn hơn mức trung bình trên toàn Châu Á đến năm 2025.
“Nhưng Việt Nam lại rất khó cung cấp được các lao động có trình độ cao cho các công ty công nghệ, kể cả khi tăng có cường việc đào tạo đi chăng nữa” – Ông Huang Yung Cheng (Chủ tịch Phòng Thương Mại Đài Loan – tại Bắc Ninh) cho biết. “Và tham nhũng công khai cũng là một mối lo lớn cho doanh nghiệp.” Các công ty Đài Loan cần thêm 20 – 30% công nhân có trình độ phù hợp để đáp ứng mục tiêu sản xuất.
Lương trung bình của Việt Nam là khoảng trên 4 triệu/tháng, là con số thấp hơn nhiều so với Thái Lan (hơn 6 triệu). Từ đầu năm 2019, lương trung bình của Cambodia cũng đã nằm trong khoảng 4 triệu rưỡi/tháng. Thêm nữa, năng suất lao động của Việt Nam chỉ ở mức rất thấp: 25 – 30%. (Ám chỉ lực lượng lao động năng lực thấp).
Tóm lại, Việt Nam không thể so sánh với Trung Quốc trong tất cả các phương diện: nguồn lao động dồi dào đủ mọi tầng lớp, lực lượng tiêu dùng hàng hoá và cơ sở vật chất.
Học Viện APT lược dịch theo Bloomberg: https://bloom.bg/2kmBvkK.
So sánh với Trung Quốc là điều khá khập khiễng, vì diện tích và số dân Trung Quốc lớn hơn Việt Nam nhiều. Tuy nhiên có nhiều thứ bản thân bạn có thể cải thiện được, trong đó cụ thể nhất là bạn có thể tự NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ của bản thân, đến lúc cơ hội đến bạn sẽ không phải bỏ nó qua.
Học Viện APT giúp bạn về các lĩnh vực: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Tiếng Anh chuyên ngành, Excel, Chứng chỉ quốc tế: www.apt.edu.vn
👉 Khoá học Kiểm toán Thực hành: [CLick xem chi tiết]
👉 Khoá học Kiểm toán Nội bộ: [Click xem chi tiết ]
👉 Khoá học ICAEW ACA/CFAB: [CLick xem chi tiết]
Học viên Nghiên cứu và Đào tạo APT
Địa chỉ: Số 9 Trương Quyền, Phường 6, Quận 3, TP HCM
Hotline: 0965 855 969.
Website: apt.edu.vn Email: info@apt.edu.vn Fanpage: facebook.com/apt.edu.vn
#HọcviệnAPT #InhouseTraining